Trầm cảm trầm cảm sau sinh là gì
Trầm cảm sau sinh là rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau sinh, đặc trưng bởi trạng thái buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài trên 2 tuần, ảnh hưởng rõ ràng đến sinh hoạt hàng ngày. Khoảng 20-30% phụ nữ sau sinh có các dấu hiệu của trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và cuộc sống
- Không chăm sóc bản thân
- Giảm/không có khả năng chăm sóc con, mất sữa
- Không làm được các việc thường ngày
- Sức khỏe suy kiệt
- Xa rời gia đình, bạn bè
- Tử vong do tự sát. Khoảng 2/3 trường hợp trầm cảm nặng dẫn đến tự sát
- Bệnh tâm thần sau sinh có thể kéo dài một năm và ảnh hưởng đến cả bà mẹ và đứa trẻ. Đứa trẻ có thể có những vấn đề sức khỏe tâm lý và thể chất do thiếu sự quan tâm chăm sóc của mẹ.
Nhận biết trầm cảm sau sinh
- Trạng thái buồn chán (the “blue”). Đây là trạng thái cảm xúc thường gặp trong
tuần đầu sau sinh. Điển hình là bà mẹ cảm thấy buồn muốn khóc và buồn chán.
Đây là tình trạng vô hại diễn ra trong vài ngày. - Trầm cảm. Tương tự như trầm cảm ở bất kỳ tình huống nào khác. Có thể thấy rõ
ràng khoảng một tháng sau sinh. Người mẹ cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
và buồn muốn khóc. Họ có thể mất quan tâm đến bản thân và đứa trẻ. Bệnh này
có thể kéo dài 12 tháng nếu không được điều trị. - Loạn thần. Đây là bệnh tâm thần sau sinh nặng nề nhất. Tương tự như trạng
thái lú lẫn. Tuy nhiên may mắn là nó cũng hiếm gặp nhất. Các triệu chứng có thể
thấy rõ trong hai tuần đầu sau sinh. Tình trạng xấu đi rất nhanh, đến nỗi bà mẹ có
thể mất liên hệ với thực tế, có những ý tưởng kỳ lạ và có thể có ảo giác. Nếu
không điều trị, bà mẹ có thể bị bệnh trong vài tháng.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
- Sự thay đổi về thể chất và hormon trong khi sinh nở có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần;
- Thiếu sự nâng đỡ về cảm xúc sau khi sinh. Tất cả sự chú ý, nhất là của gia đình, dồn vào nhu cầu và sức khỏe của đứa trẻ mới sinh.
- Làm việc quá sức, ví dụ như chăm sóc em bé
- Mất tự do khi làm mẹ;
- Thay đổi trong quan hệ giữa người cha và người mẹ
- Các yếu tố văn hóa, như đối với một số nơi, sinh con gái gây nên sự thất vọng
- Bị so sánh, can thiệp vào việc nuôi con
- Người mẹ có hôn nhân không hạnh phúc hoặc gặp khó khăn trong sinh nở
thường bị các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn.
Những ai dễ mắc trầm cảm sau sinh
– Yếu tố di truyền: gia đình có người mắc rối loạn tâm thần
– Có tiền sử mắc trầm cảm ở các lần sinh trước
– Tâm lý dễ căng thẳng, lo lắng
– Khó khăn, căng thẳng thời kỳ mang thai
– Thiếu sự hỗ trợ xã hội
Cách vượt qua trầm cảm sau sinh
Cần làm gì với tình trạng buồn chán (the “blue”)?
• Người mẹ và gia đình cần hiểu rằng cảm xúc buồn chán là rất phổ biến và chỉ tồn
tại một thời gian ngắn
• Có người giúp đỡ người mẹ chăm sóc con
• Người mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ
• Trò chuyện với người mẹ để cô ấy chia sẻ những quan tâm và lo lắng
• Nếu người mẹ không cảm thấy tốt hơn trong vòng 1 tuần, hãy theo dõi cẩn thận
bởi vì điều này có thể là dấu hiệu của sự chuyển trạng thái từ buồn chán sang một
bệnh nặng hơn.
Cần làm gì với trầm cảm sau sinh?
• Người mẹ và gia đình cần bình tĩnh và được trấn an rằng đây là triệu chứng của một bệnh cảm xúc thường gặp. Bệnh có thể điều trị được và không gây hại kéo dài đến người mẹ hoặc đứa trẻ.
• Người mẹ cần được trấn an và hiểu rằng cô ấy sẽ không “bị điên”
• Người bố hoặc họ hàng giúp người mẹ chăm sóc đứa trẻ
• Trò chuyện với người mẹ thường xuyên về các triệu chứng và lo lắng của cô ấy
• Tập thở chậm để giữ bình tĩnh, nên tập 2 lần/ngày
• Người mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.
• Nếu các vấn đề về giấc ngủ trầm trọng, người mẹ có thể uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ
Nếu trầm cảm không cải thiện trong vòng một tuần, hoặc nếu người phụ nữ có ý
nghĩ tự sát cần sử dụng thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ.
Cần làm gì với loạn thần sau sinh?
• Cần nhập viện tâm thần hoặc một bệnh viện có chuyên khoa tâm thần gần nhất trong vài ngày đến vài tuần.
• Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: thuốc chống loạn thần để kiểm soát bệnh, thuốc ngủ vào ban đêm sẽ giúp người mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ.
• Lưu ý người mẹ có thể không chăm sóc được con khi uống thuốc chống loạn thần. Đứa trẻ cần được họ hàng chăm sóc cho đến khi người mẹ ổn định hơn.
• Cho phép người mẹ có nhiều thời gian và tiếp xúc với con như cô ấy mong đợi.
Nếu tiến triển tốt, động viên người mẹ chăm sóc con thường xuyên.
• Tiếp tục dùng thuốc trong vòng ít nhất 6 tuần.
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh
- Tìm hiểu về cách nhận biết và kiểm soát trầm cảm sau sinh
- Thói quen sống tích cực, suy nghĩ tích cực
- Kiểm soát căng thẳng: làm quen với sự căng thẳng, giảm nhẹ trách nhiệm, duy trì việc chăm sóc bản thân
- Mạng lưới hỗ trợ: tìm đến những người thân, bạn bè và sự trợ giúp chuyên nghiệp khi có những dấu hiệu căng thẳng, buồn chán
TS.BSCKII. Lã Thị Bưởi