DASS-21 (Depression Anxiety and Stress Scales) là thang đánh giá được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (University of New South Wales), Australia. DASS-21 có thể được dùng trong tầm soát và đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress.
DASS là thang đo đánh giá 3 rối loạn sức khỏe tâm thần, do vậy các câu hỏi cũng được thiết kế để đánh giá lo âu, trầm cảm, stress. Hay nói cách khác sẽ có 3 thành phần của thang đo, bao gồm:
- Thang đo lo âu: đánh giá sự kích thích thần kinh tự động, tác động lên cơ xương, lo lắng trong hoàn cảnh và trải nghiệm chủ quan về ảnh hưởng lo lắng.
- Thang đo trầm cảm: đo lường sự không hài lòng, tự ti, bi quan về cuộc sống, lòng tự trọng thấp, cảm giác tội lỗi, giảm quan tâm thích thú, giảm năng lượng.
- Thang đo mức độ căng thẳng stress: đánh giá tình trạng khó thư giãn, kích thích thần kinh và dễ bực bội/kích động, cáu kỉnh/phản ứng thái quá và nóng nảy.
DASS-21 là thang tự đánh giá gồm 21 mục, có thể đánh giá được cả trầm cảm (depression), lo âu (anxiety) và căng thẳng (stress).
Khảo sát sức khỏe tâm thần bằng thang đo DASS 21
Hãy đọc từng câu và khoanh tròn vào số 0, 1, 2 hoặc 3 biểu thị đúng nhất với trạng thái tâm lý của bạn trong 1 tuần qua. Không có câu trả lời đúng hoặc sai. Đừng dừng lại quá lâu ở bất kì câu hỏi nào.
Mức độ đánh giá:
0 = Không đúng với tôi chút nào cả
1 = Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
2 = Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng
3 = Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng
STT | Nội dung câu trả lời | Câu trả lời |
S1 | Tôi thấy khó mà thoải mái được | 0 1 2 3 |
A2 | Tôi bị khô miệng | 0 1 2 3 |
D3 | Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào | 0 1 2 3 |
A4 | Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) | 0 1 2 3 |
D5 | Tôi thấy khó bắt tay vào công việc | 0 1 2 3 |
S6 | Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống | 0 1 2 3 |
A7 | Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay…) | 0 1 2 3 |
S8 | Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều | 0 1 2 3 |
A9 | Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười | 0 1 2 3 |
S10 | Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả | 0 1 2 3 |
S11 | Tôi thấy bản thân dễ bị kích động | 0 1 2 3 |
S12 | Tôi thấy khó thư giãn được | 0 1 2 3 |
D13 | Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng | 0 1 2 3 |
S14 | Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm | 0 1 2 3 |
A15 | Tôi thấy mình gần như hoảng loạn | 0 1 2 3 |
D16 | Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa | 0 1 2 3 |
D17 | Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người | 0 1 2 3 |
S18 | Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái | 0 1 2 3 |
A19 | Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp) | 0 1 2 3 |
A20 | Tôi hay sợ vô cớ | 0 1 2 3 |
D21 | Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa | 0 1 2 3 |
Bạn cộng điểm các câu hỏi của từng mục A, D, S lại, sau đó nhân 2.
Đối chiếu số điểm với bảng kết quả dưới đây
Mức độ |
Trầm cảm (D) |
Lo âu (A) |
Stress (S) |
Bình thường |
0 – 9 |
0 – 7 |
0 – 14 |
Nhẹ |
10 – 13 |
8 – 9 |
15 – 18 |
Vừa |
14 – 20 |
10 – 14 |
19 – 25 |
Nặng |
21 – 27 |
15 – 19 |
26 – 33 |
Rất nặng |
≥28 |
≥20 |
≥34 |
Nếu kết quả ở mức độ Bình thường: tâm lý bạn vẫn đang được cân bằng tốt.
Nếu ở mức độ Nhẹ, bạn nên chú ý đến sức khỏe tâm thần của mình, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách tháo gỡ. Bạn có thể tự điều chỉnh bằng cách tăng cường các hoạt động thư giãn, dành thời gian cho các hoạt động yêu thích hoặc đã từng yêu thích, tăng các hoạt động tốt cho sức khỏe (như tập luyện thể dục thể thao, yoga, thiền…), điều chỉnh chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, làm việc…) hợp lý, luyện tập suy nghĩ tích cực, tìm đến sự trợ giúp xã hội (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…).
Nếu có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, stress ở mức vừa, nặng, rất nặng, bạn cần thăm khám và tư vấn với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên gia tâm thần. Chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị. Tùy mức độ bệnh, có thể điều trị bằng các liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc. Mức độ nặng, rất nặng có thể cần nhập viện điều trị nội trú.
Lưu ý: Kết quả thang đánh giá DASS 21 là kết quả của bài tự đánh giá nhanh có giá trị tham khảo và không mang giá trị chẩn đoán. Kết quả này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ để đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Các bạn sẽ được làm các thang đánh giá chuyên sâu khác và được các bác sĩ và nhà tâm lý phân tích sâu hơn về tình trạng lo âu, trầm cảm, stress tại Trung tâm PPRAC và Phòng khám Ngọc Minh.
Link version english: https://www.icliniq.com/tool/dass-depression-anxiety-stress-scale-21
Trung tâm PPRAC và PK Ngọc Minh