Trẻ tự kỷ nên ăn gì và vấn đề dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ quan trọng như thế nào?

Trẻ thường sợ phải thử các loại thức ăn mới vì chúng có mùi vị khác với những loại thức ăn mà trẻ hay ăn thường ngày. Khả năng xử lý thông tin giác quan của trẻ tự kỷ khác thường và nhạy cảm nên trẻ tự kỷ hay kén ăn. Việc hạn chế các loại thức ăn khác nhau dẫn đến việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể của trẻ.

Tình trạng thường gặp ở trẻ tự kỷ do rối loạn chức năng đường tiêu hoá là nguy cơ bị các rối loạn dạ dày và đường ruột, bao gồm táo bón và hội chứng ruột kích thích. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tình trạng chuyển hoá và hấp thụ các chất nhanh hơn. Dinh dưỡng phù hợp giúp nồng độ vitamin và các khoáng chất có trong máu ổn định hơn. Điều đó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình can thiệp trị liệu của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm hơn đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng của trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Với bài viết dưới đây, khamtamly.vn hy vọng cha mẹ có thể tự trả lời cho câu hỏi: Trẻ tự kỷ nên ăn gì?

Những thực phẩm mà trẻ tự kỷ nên tránh

Bữa ăn cần loại bỏ các thành phần gluten, casein… bởi trẻ tự kỷ dễ bị dị ứng, tăng kích thích với các chất này. Khi sử dụng những thực phẩm này, ở đại đa số hệ thần kinh ở trẻ tự kỷ đều bị kích thích khiến trẻ có biểu hiện tăng động, cười hoặc cáu liên tục mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy gia đình nên hạn chế tối đa hoặc dùng với số lượng ít những sản phẩm có thành phần từ bột mỳ, lúa mạch, đường, cà phê…

Đường: Dễ dàng gây viêm và còn khiến các tế bào não hoạt động thất thường. Ngoài ra, đường còn là chất gây nghiện nhẹ. Với trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, sử dụng đường có thể sản xuất ra các chất insulin trên bề mặt của các tế bào não với số lượng lớn hơn. Từ đó dẫn đến những hoạt động kiềm chế hấp thu thức ăn trong những tế bào thần kinh – vốn là một phần của chức năng não điều hòa sự trao đổi của chất. Vì vậy, nên hạn chế các đồ ăn thức uống từ đường trong thực đơn của trẻ tự kỷ.

Đồ uống: Không nên cho trẻ tự kỷ uống những thức uống chứa nhiều đường, nước ngọt, nước có ga, cà phê… Những sản phẩm này chứa đường và phẩm màu nên dễ ảnh hưởng đến não bộ. Hãy chọn những sản phẩm không đường hoặc ít đường cho trẻ.

Hoa quả: Hạn chế những loại quả có múi như cam, bưởi… những loại quả này chứa chất lên men, tích tụ nấm khiến cho trẻ tự kỷ mất ngủ và gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi.

Trẻ tự kỷ cần bổ sung những chất gì?

Omega 3 là một chất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và chức năng thần kinh. Omega 3 sẽ giúp cho trẻ ít lo lắng, làm giảm tính hung hăng và giảm tăng động. Bên cạnh đó, Omega 3 còn giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng tập trung chú ý và giúp cải thiện phát triển ngôn ngữ. Omega 3 có nhiều trong các thực phẩm như: cá hồi, cá trích, cá thu, hạt óc chó, đậu lành, súp lơ…

Vitamin D giúp điều hoà hệ miễn dịch và làm giảm stress. Thực phẩm chứa vitamin D như cá, trứng, tôm, nấm…

Vitamin B6 và Magie giúp cải thiện hành vi của trẻ. Ngoài ra, vitamin B6 và Magie giúp tăng chỉ số IQ, tăng khả năng tương tác xã hội và tăng khả năng nói ở trẻ tự kỷ.

Axit béo phospholipid: Đây là những thành phần cấu trúc chính của màng tế bào thần kinh. Việc bổ sung axit béo phopholipid giúp điều chỉnh chức năng của màng tế bào thần kinh. Bằng chứng lâm sàng đã chỉ ra sự trao đổi chất của các axit béo này là khác nhau ở những người có rối loạn tâm thần. Trẻ tự kỷ có hàm lượng axit béo phospholipid thấp hơn các trẻ khác. Vì vậy, việc bổ sung các chất này có thể giúp cải thiện tình trạng ở trẻ mắc chứng tự kỷ.

Vitamin C đã được chứng minh là có khả năng làm giảm hành vi ở người và làm giảm đi các hành vi lặp đi lặp lại.

Sắt cũng là một chất cần thiết cho sự tổng hợp và hình thành Myelin (một chất dẫn truyền thần kinh). Các loại hạt, dưa hấu, xoài, táo… là những thực phẩm chứa nhiều sắt.

Thực phẩm giàu axit amin giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng tập trung chú ý và tăng khả năng giữ bình tĩnh. Bên cạnh đó, axit amin còn góp phần quan trọng trong việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ tự kỷ

Không nên ép trẻ ăn nhữhng đồ ăn mà trẻ không thích để tránh hình thành tâm lý sợ ăn ở trẻ.

Nếu muốn tập cho trẻ ăn những đồ ăn mới, gia đình nên trộn giữa đồ ăn mới với những đồ ăn mà trẻ yêu thích. Sau khi trẻ chấp nhận được đồ ăn mới thì mới tăng dần dần lượng thức ăn mới lên.

Đối với đồ ăn mới, gia đình nên cho trẻ làm quen dần bằng cách cho trẻ tự sờ, ngửi, liếm, cầm hoặc cắn… Hãy cho trẻ thời gian để trẻ tập quen với sự thay đổi mới trong đồ ăn.

Hãy lập bảng theo dõi từ 5-7 ngày để tìm ra hương vị, độ cứng mềm yêu thích của trẻ. Việc ghi lại thời gian ăn, ăn món gì, vị thế nào, cứng mềm và biểu hiện khi ăn sẽ làm cho gia đình dễ dàng trong việc điều chỉnh khẩu phần phù hợp cho trẻ.

Với những trẻ không muốn sử dụng thìa đũa trong quá trình ăn. Gia đình hãy tạo môi trường khác vui nhộn và dạy trẻ cách sử dụng thìa đũa. Ví dụ như dạy trẻ cách xúc hoặc gắp hạt đỗ hay viên bi từ thùng này sang thùng khác.
Với những kiến thức được chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho cha mẹ một số kiến thức về dinh dưỡng, để có thể trả lời cầu hỏi: Trẻ tự kỷ nên ăn gì?