Chữa bệnh trầm cảm bằng đông y

  1. Bệnh trầm cảm trong Đông y

Trầm cảm là khi bạn thấy tất cả các chức năng bị suy giảm, mất động lực, hứng thú trong cuộc sống, chán ghét bản thân, xa lánh mọi người, đau đầu, mất ngủ, lo âu, căng thẳng, rối loạn tiêu hóa.

Theo Đông y các triệu chứng của trầm cảm thuộc chứng ‘Uất’. Uất là do tình chí bị uất kết, không thông mới dẫn đến hoạt động của khí cơ rối loạn, uất trệ. Sách xưa đã ghi: chứng uất bắt đầu làm thương khí, rồi đến thương huyết, cuối cùng thành hư lao.

Nguyên nhân theo lý giải của Đông y:

+   Do tình chí (7 thứ tình chí: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh) làm tổn thương  các tạng phủ, kinh mạch và đặc biệt gây các chứng bệnh cho tạng: Tâm, Can, Tỳ, Thận.

+   Do di truyền: Anh em họ hàng có người bị hoặc người thân đang sống cùng bị bệnh dẫn đến bị theo.

+   Do sinh ra đã có một cơ địa yếu, dẫn đến rối loạn công năng của các tạng phủ.

Triệu chứng: Chứng uất gây tổn thương các tạng.

+   Tạng tâm: Mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, hoang tưởng, buồn chán…

*Trong “ Hoàng đế nội kinh” viết: Tâm động dẫn đến công năng nội tạng bị rối loạn.

+    Tạng can: Tinh thần uất ức, mạn sườn đầy tức…

+     Tạng tỳ: ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện thất thường phụ nữ bế kinh.

+     Tạng thận: Theo thần y Hải Thượng Lãn Ông thì tạng thận là cội nguồn của  tạng phủ, là gốc rễ của 12 king mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết. thận kém gây phù nề, khó ngủ, chán ăn, buồn nôn, huyết áp cao, người lạnh và mệt mỏi.

  1. Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông y

Đông y có hai cách điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.

2.1. Những phương pháp không dùng thuốc

Bên cạnh sử dụng thuốc (nếu cần) và trị liệu tâm lý, bệnh nhân trầm cảm có thể hoàn toàn chủ động trợ giúp bản thân bằng các phương pháp không dùng thuốc.

+ Trầm cảm khiến bạn cảm thấy như mình không thể hoàn thành được việc gì và càng như vậy bạn càng chán ghét bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày, lên kế hoạch thật chi tiết cho từng việc nhỏ. Tốt nhất hãy tự đặt mục tiêu hàng ngày, bắt đầu bằng những công việc như: phụ nấu cơm, rửa bát, lau bàn…

+   Rèn luyện tinh thần và thể chất

– Đây là phần quan trọng nhất, phải luyện tập làm sao để tinh thần trở nên mạnh mẽ nhưng vẫn êm dịu. Áp dụng các bài tập phù hợp với khả năng như tập thiền, yoga trị liệu, luyện thở, tập thể dục… Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tăng cường sức đề kháng, linh hoạt trong cuộc sống

– Chú ý trong kế hoạch làm việc và đản bảo ăn, ngủ, nghỉ hợp lý, nhiều bệnh nhân bị bệnh bắt nguồn từ công việc quá áp lực, vất vả, thói quen ham việc dẫn đến sức khỏe thể chất và tinh thần cạn kiệt.

+    Quan tâm đến vấn đề ăn, ngủ.

– Đông y cho rằng ăn uống rất quan trọng là hậu thiên (một trong hai yếu tố cấu thành nên sức mạnh của cơ thể cùng với tiên thiên bẩm sinh). Việc chúng ta ăn gì ở thượng nguồn sẽ ảnh hưởng  đến nguồn năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy bệnh nhân trầm cảm phải lựa chọn thức ăn sao cho phù hợp với cơ thể hiện tại của mình.

– Ngủ được coi như là lúc để cơ thể sạc lại năng lượng, là lúc bảo dưỡng phục hồi các chức năng của cơ thể, cho nên phải ngủ đủ giấc và đúng giờ.

+    Xoa bóp bấm huyệt.

Việc xoa bóp bấm huyệt nếu được thực hiện bởi thầy thuốc có kinh nghiệm thì sẽ đạt được hiệu quả rất tốt với bệnh nhân trầm cảm, nó giúp cho bệnh nhân phục hồi các chức năng và tăng cường sinh lực, giảm lo âu, căng thẳng. Bệnh nhân cũng có thể áp dụng những bài tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà để tự chữa lành.

+    Châm cứu.

Đối với bệnh nhân nhẹ và trung bình thì châm cứu điều trị rất hiệu quả, việc châm cứu hoặc điện châm sẽ kích thích não bộ tiết ra chất dấn truyền thần kinh, tiết ra những nội tiết tố đang thiếu. Ngoài ra châm cứu còn chữa lành, phục hồi, bồi bổ những chức năng đang yếu, tăng cường hệ miễn dịch, an thần…Cũng như phương pháp dùng thuốc, tùy từng triệu chứng cụ thể của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng bộ huyệt để châm cứu, bấm huyệt cho hiệu quả. Việc châm cứu phải được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn.

2.2. Các bài thuốc đông y điều trị trầm cảm

Tùy vào triệu chứng mà ta có các bài thuốc khác nhau để chữa trị, được chia ra thành các thể.

–     Thể tâm, can khí uất kết.

+Triệu chứng: Tình chí uất ức, tâm thần không ổn định, ngực căng tức, buồn, lo, hay thở dài, bụng tiêu trướng, ợ hơi, ợ chua hoặc đau đầu, đại tiện thất thường.

+     Phép điều trị: Sơ can lý khí

+      Bài: Tiêu giao thang gia giảm

Phương pháp: đối xứng lập phương (1 thang)

Cam thảo: 6gam

Sài hồ: 6gam

Hương phụ chế: 4gam

Thanh bì: 3gam

Thược dược: 9gam

Uất kim: 4gam

Chỉ thực: 6gam

Cho 1 lít nước sắc còn 200ml/ngày một thang chia 2 lần trước bữa ăn 1 tiếng.

  • Thể tâm tỳ hư:

+ Triệu chứng: Hay suy nghĩ căng thẳng( làm tỳ tổn thương), ăn ít , người mệt, đại tiện thất thường, tim đập hồi hộp, hay quên, ngủ ít, dễ hoảng sợ.

+ Phép điều trị: Kiện tỳ an thần.

+ Bài : quy tỳ thang .

  • Thể uất thương thần,

+ Triệu chứng: Buồn sầu bi ai, hay khóc, hay hoảng hốt, hay thở dài, suy nghĩ tiêu cực…

+ Phép điều trị: Dưỡng tâm an thần.

+ Bài thuốc(1 thang)

Quế chi:  12g                                                                    Cam thảo:  12g                                                      Đại táo:    12 quả

Long cốt:   24g                                                       Mẫu lệ:  21g

Sinh khương: 3 lát.

+ Cách dùng: Mẫu lệ, long cốt nung đỏ, sắc cùng các vị với 1,5l nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia ngày uống 4 lần.

  • Thể tâm can thận âm hư.

+ Triệu chứng: Đau mỏi xương cốt, nhức đầu ,ù tai, hồi hộp, ngủ ít, miệng khô, đại tiện táo.

+ Phép điều trị: Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh có thể thêm một số thuốc trợ dương( ba kích, tục đoạn, cẩu tích…)

+ Bài : Tả quy hoàn thang gia giảm hoặc lục vị quy thược gia giảm.

Lương y Lã Trung Hưng