- Tác dụng của thiền định trong chữa bệnh trầm cảm
Từ xa xưa con người đã biết cách tìm một nơi thanh tịnh để tĩnh tâm, giải tỏa áp lực, nâng cao sức khỏe. Thiền định vốn nằm trong khuôn khổ của Phật giáo vì nó giúp cho nhà tu hành tĩnh tâm, loại bỏ những âu lo trần tục. Giờ đây thiền được mọi người đón nhận như một món quà quý giá cho cuộc sống hiện đại ngày nay.Thiền hướng tới để tâm trí yên bình, từ đó giúp chúng ta bình tĩnh hơn, yêu đời hơn. Thiền còn giúp người bị trầm cảm chống lại sự lo âu căng thẳng, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi những bệnh tật do trầm cảm mà ra.
1.1. Thiền giúp thả lỏng tâm trí
– Ngồi thiền là phương pháp rèn luyện tâm trí, tìm sự an nhiên trong tâm hồn, giúp loại bỏ những lo âu buồn phiền mà ta đang có, khi luyện tập thì sẽ có tác dụng xoa dịu và kiểm soát tâm trí. Đây là cách hiệu quả để bạn khám phá con người mình và có một cuộc sống yên bình hạnh phúc.
– Theo nhiều nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đã chứng minh tập thiền thường xuyên sẽ đem lại lợi ích sau:
+ Bảo vệ và tăng cường sức mạnh của bộ não vì bệnh tật hoặc theo thời gian bộ não của chúng ta sẽ xuống cấp cả về vật chất lẫn chức năng, luyện thiền thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, chống lại sự lão hóa và trở nên linh hoạt.
+ Tăng cường tập trung chú ý: Khi bị trầm cảm trí não chịu quá nhiều áp lực. Lúc luyện tập giúp cho người bệnh thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng và tận hưởng cảm giác tĩnh tại, yên bình tronh tâm trí, nó còn giúp xoa dịu tâm trí, kích thích đem lại cảm giác tích cực cho cơ thể.
+ Giảm căng thẳng và lo âu: Mỗi ngày chúng ta có hàng trăm việc phải làm, hàng nghìn suy nghĩ khác nhau, lâu dần tâm trí và cơ thể kiệt quệ dẫn đến căng thẳng và lo lắng, khi tập chúng ta sẽ tĩnh tâm đưa ý thức về sự nghỉ ngơi yên bình, đó là khoảng thời gian chúng ta nạp lại năng lượng để sẵn sang đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.
1.2. Thiền giúp thả lỏng cơ thể
Khi bạn bị lo âu căng thẳng hãy lắng nghe cơ thể bạn xem chỗ nào đang khó chịu( đầu, cổ, cơ, xương, khớp, tim, phổi, dạ dày…)nó có lúc âm ỉ, lúc bùng lên, làm cho bạn đau đớn, mệt mỏi rã rời, chán nản, không muốn làm việc gì, đôi khi chỉ muốn được giải thoát để thoát khỏi kiếp khổ đau này. Hãy tin tưởng rằng khi tập luyện bạn sẽ hiểu được cơ thể mình, hãy giao tiếp với nó, đáp ứng nhu cầu của nó, thấu hiểu và cảm thông với cơ thể của mình. Rất đơn giản ta chỉ việc hít vào thở ra nhịp nhàng, tâm trí thả lỏng hoàn toàn, thân thể thả lỏng hoàn toàn, buông bỏ hết những lo âu, buồn phiền là bạn đã đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
1.3. Thiền góp phần giảm lo lắng
Các nhà nghiên cứu khoa học của Mỹ phát hiện rằng sau mỗi 60 phút ngồi thiền thì nhịp tim giảm, giảm áp lực lên động mạch làm cho huyết áp giảm, thân nhiệt giảm và thần thái cũng trở nên hiền hòa dễ chịu. Ngoài ra sau một tuần tập thiền đều đặn thì mức dộ lo âu được cải thiện.
Khi tập thiền ta sẽ tập trung vào một phần nào đó trong cơ thể, gửi tín hiệu cho cơ thể biết cần quan tâm, ưu tiên phục hồi chỗ đó, khiến chỗ đó nhanh khỏi bệnh và sự tập trung đó cũng giảm những vấn đề lo lắng, những suy nghĩ không cần thiết của trí não.
- Các bước chữa trầm cảm bằng thiền tại nhà
Thiền có nhiều cách luyện tập như: đứng, đi, ngồi, nằm. Nhưng cách ngồi là được ưu tiên hàng đầu vì ngồi sẽ đỡ tốn sức hơn, an toàn hơn, được lâu hơn so với đứng và đi, ưu việt hơn so với nằm vì chống được buồn ngủ và ở đâu cũng có thể ngồi được. Hãy bắt đầu thiền trị liệu trầm cảm theo cách thật đơn giản: chỉ cần ngồi một cách thoải mái, nhắm mắt, tập trung vào hơi thở, tập trung vào một cái gì đó hoặc lặp đi lặp lại một cụm từ, nó sẽ tạo ra khoảng cách với các suy nghĩ khác trong đầu bạn, cách xa tiêu cực giúp bạn nhận ra rằng dù nó có ảnh hưởng đến bạn nhưng nó không phải là bạn và dần dần nó sẽ rời xa bạn.
Các bước thiền trị liệu:
+ Chuẩn bị: Để có thể tập thiền một cách tốt nhất việc chuẩn bị là rất quan trọng, hãy dành thời gian và điều kiện lý tưởng để tập. Khi mới bắt đầu thời gian tối thiểu cho buổi tập là 30 phút. 10 phút cho khởi động và luyện thở, 20 phút cho thiền định, nên tập vào lúc sáng sớm trước bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ tối. Khi chuẩn bị tập ta phải đản bảo rằng không vướng bận gì trong thời gian tập, tránh xa hoặc tắt các thiết bị điện tử.
+ Tìm một nơi yên tĩnh: Không gian cũng rất quan trọng, các thiền sư thường tìm một nơi cao ráo, yên tĩnh, sơn thủy hữu tình để luyện tập, vì họ nhận thấy đó là nơi đem lại cảm giác tốt nhất cho việc luyện thiền. Tuy ta không có được điều kiện như thế, nhưng ta cũng có thể tìm một nơi thoáng mát, yên tĩnh trong căn nhà của mình, nhà của mình cũng đem lại cảm giác ấm cúng, an toàn và làm chủ được không gian nơi đây.
+ Mặc một bộ đồ thoải mái: Trang phục nên bằng chất liệu coton, rộng rãi thoáng mát để khi ngồi sẽ không mang lại cảm giác khó chịu vì trang phục, màu sắc nên chọn tông trầm cho hòa đồng với tự nhiên với không gian tĩnh lặng của thiền, dù bạn ngồi theo cách nào thì lưng và đầu cũng phải thẳng.
+ Bắt đầu học cách kiểm soát hơi thở: Khi khởi động ta chú trọng vào hơi thở, thở thật sâu và chậm (thường là phương pháp thở bụng: Hít thật sâu bằng mũi dồn khí xuống bụng và thở ra từ từ bằng miệng) hướng suy nghĩ vào hơi thở để luyện thở sao cho đúng, ngồi thẳng lưng, mắt khép hờ, thân thể thả lỏng hoàn toàn. Lúc mới tập đôi lúc có thể bị sao nhãng và rối loạn nhịp thở, đừng nản lòng hãy tập lại, lâu dần thành thói quen và bạn sẽ không phải quá tập trung vào hơi thở lúc đó sẽ tiến vào thiền định nhanh hơn. Khi vào bước thiền thì bạn thở bình thường như lúc sinh hoạt, chỉ chậm hơn một chút, lúc đó tâm trí không tập trung vào hơi thở nữa mà thả lỏng hoàn toàn cùng với cơ thể, tất cả hòa vào cùng với thiên nhiên, vũ trụ, thành một thể thống nhất.
– Tập trung vào một điều cụ thể: Khi mới tập thiền nhiều bạn sẽ để suy nghĩ của mình trôi lan man và khiến cho mình càng thêm mệt mỏi, nhanh nản trí và dễ bỏ cuộc, đây là lỗi thường gặp của những người mới bắt đầu.
Có nhiều cách để khắc phục:
+ Tập trung vào hơi thở: Hãy lắng nghe hơi thở của mình xem có đều không, nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh, cảm nhận khí vào ra, đi tới đâu…
+ Niệm chú: Niệm chú là cách đã có từ lâu đời và được áp dụng trong rất nhiều phương pháp khác nhau, bạn có thể tìm cho mình một câu chú ý nghĩa nhất và đọc đi đọc lại nhiều lần, có những câu chú còn mang những lợi ích to lớn cho người đọc.
+ Thời điểm thích hợp: Lựa chọn thời điểm thích hợp cũng rất quan trọng. Trước hết hãy ưu tiên thời gian cho những việc quan trọng như: ăn ,ngủ, làm việc…Hãy chọn thời gian lý tưởng trong quỹ thời gian còn lại, tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc trước lúc đi ngủ, chú ý không để bụng no quá hoặc đói quá, nên hẹn giờ để có thể kiểm soát được thời gian tập luyện, đặt mục tiêu tập luyện và quyết tâm hoàn thành. Bạn sẽ nhận được kết quả to lớn và viên mãn khi bạn hoàn thành mục tiêu đó.
- Có nên bật nhạc trong lúc thiền?
– Khoa học đã chứng minh âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại, ngôn ngữ chung của vạn vật. Chỉ một tiếng động thôi não ta cũng tư duy, phân tích xem nó là gì, là lời cảnh báo tốt hay xấu, vui hay buồn, vì vậy âm thanh chắc chắn sẽ có tác dụng tốt khi ta chọn một dòng nhạc phù hợp với những gì ta mong muốn và nhạc thiền tĩnh tâm là lựa chọn phù hợp nhất, tiếng nhạc du dương, tiếng chuông thánh thót, sẽ dễ dàng đưa ta vào chốn thiền viện, đưa ta thoát tục và tâm trí được giải phóng trôi bồng bềnh vào hư vô hòa vào với thiên nhiên và vạn vật.
– Người ta cũng công nhận sóng âm thanh của nhạc thiền kích thích lên hệ thần kinh sản sinh một số chất giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và tạo phản xạ như một thói quen, cứ nghe là thấy an bình, tĩnh tâm, thư giãn.
– Trong tâm lý trị liệu âm thanh cũng được áp dụng và cũng mang lại hiệu quả nhất định, các nhà khoa học đã thí nghiệm, âm thanh có thể điều khiển ý thức vận động theo ý mà người tạo âm thanh mong muốn.
– Nhạc thiền: Có rất nhiều những bài nhạc thiền tĩnh tâm mà bạn có thể chọn, khoa học đã khẳng định sóng âm thanh của nhạc thiền và tiếng chuông có tác dụng rất tốt lên hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh thư giãn và phục hồi hư tổn, tăng cường sức khỏe.
– Hãy chọn một bài nhạc thiền tĩnh tâm mà bạn thích, hãy luyện tập và thả hồn vào trong tiếng du dương ấy, tiếng nhạc của sự bình yên.
– Với một số ít người dễ buồn ngủ khi nghe nhạc thì có thể chọn một phương pháp khác của thiền để hiệu quả hơn.
Lương y Lã Trung Hưng