Một số bài tập bổ trợ phát âm cho trẻ chậm nói, nói ngọng

Phần lớn trẻ bị chậm nói hoặc trẻ bị nói ngọng thường gặp phải các khó khăn trong việc cử động cơ hàm, môi, răng, lưỡi. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì có khoảng 25% các trường hợp chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ đều có liên quan đến những vấn đề về lưỡi, miệng, môi. Cũng chính vì thế mà việc áp dụng các bài tập môi miệng cho trẻ chậm nói, nói ngọng là điều cần thiết để trẻ học nói và học ngôn ngữ hiệu quả.

Những lợi ích của việc tập các bài tâp liên quan đến cơ hàm, môi, răng, lưỡi:

– Đối với những trẻ có cơ miệng hoạt động yếu thì việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp trẻ cải thiện tốt các phát âm, nói rõ và chuẩn xác hơn.

– Giúp trẻ phân biệt được các cách phát âm khác nhau nhau nhờ vào việc luyện tập cơ miệng theo các vùng phát âm riêng. Đồng thời khắc phục được tình trạng khó khăn nhai nuốt, kiểm soát dớt dãi hiệu quả.

– Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của mỗi trẻ nhỏ mà cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn bài tập phù hợp.

Gợi ý các bài tập môi miệng cho trẻ chậm nói, nói ngọng

Các bài tập môi miệng cần được kết hợp cùng với những hoạt động vui chơi để trẻ cảm thấy hấp dẫn hơn.

1. Bài tập môi

  • Chu môi để hôn, cười.
  • Phùng má ra và giữ nguyên trong khoảng vài giây.
  • Hôn giống kiểu con cá, cả hai môi đều chu ra.
  • Nói âm “p” nhiều lần và bật âm thật mạnh.
  • Luyện môi bằng cách thổi bong bóng
  • Thổi nến
  • Thỏi giấy ăn
  • Thổi chong chóng
  • Sử dụng ống hút để thổi các vật nhẹ xung quanh như cát, cánh hoa,…
  • Giả bộ làm tiếng ngựa kêu.
  • Ngậm thẻ
  • Dùng ngón tay để massage nhẹ nhàng vùng cơ miệng, tạo độ rung và có thể dùng để chườm trong lức xoa bóp.
  • Đối với những trẻ đã lớn thì khi áp dụng các bài tập này cần có thêm lực tác động để khi trẻ cười hoặc hôn sẽ sử dụng lực nhiều hơn.

2. Bài tập lưỡi

  • Cho lưỡi chạm vào bốn góc ở miệng.
  • Liếm quanh môi.
  • Há miệng và đưa lưỡi ra ngoài, sau đó lè lưỡi thật căng.
  • Dùng lưỡi ấn mạnh để đẩy chiếc muỗng.
  • Liếm kẹo.

Lưu ý: 

  • Để gia tăng sự hứng thú đối với trẻ nhỏ, chúng ta có thể biến các bài tập này giống như những trò chơi, những hoạt động có phần thưởng.
  • Nên linh hoạt hơn trong việc sử dụng các hình ảnh, tranh vẽ để mô tả về động tác thực hiện bài tập cơ miệng giúp trẻ dễ hình dung hơn.
  • Cần hướng dẫn cụ thể cho trẻ bằng các động tác thực tế, giúp trẻ dễ dàng bắt chước và thực hiện theo.
  • Trước khi bắt đầu thực hiện nên nhẹ nhàng massage cơ miệng cho trẻ.

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Lương