Nỗi sợ thường gặp ở trẻ

Nỗi sợ của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Nhìn chung, người ta có thể chia ra các giai đoạn sau:

Những nỗi sợ đầu tiên – trước 3 tuổi

Khi trẻ được khoảng 10 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt người quen với người lạ và thường sợ những người lạ cao lớn hoặc gây ồn ào.

Từ 2-4 tuổi, trẻ thường sợ con vật, nhất là chó. Những trẻ khác có thể sợ mưa bão hoặc bác sĩ.

Trẻ tưởng tượng những điều gây sợ hãi – từ 3-6 tuổi

Khoảng 3 tuổi, trẻ bắt đầu tạo ra một thế giới tưởng tượng rất phong phú nhưng trẻ thường gặp khó khăn khi phải phân biệt tưởng tượng và thực tế.

« Một nghiên cứu chỉ ra rằng 75% trẻ mẫu giáo và 50% trẻ lớp 1 trong khi đó chỉ 5% trẻ lớp 6 nói rằng trẻ sợ ma quỷ và quái vật. Những trẻ lớn hơn đã có khả năng nhận biết mối quan hệ nhân quả, thường sợ những vết thương trên cơ thể, sợ nguy hiểm đến cơ thể, trong khi đó trẻ từ 4-6 tuổi thường sợ người trông «xấu».

Thế giới xung quanh gây sợ hãi – trẻ từ 6-12 tuổi

Ở lứa tuổi này, những con quái vật tưởng tượng nhường chỗ cho những nỗi sợ có thật: chết chóc, tai nạn giao thông, động đất, hoả hoạn… Theo NTL Sheila Robordy, những trẻ ở lứa tuổi này chưa có sự thành thục cần thiết về cảm xúc và trí tuệ để có thể đo lường tốt sự nguy hiểm. Nếu trẻ nghe nói rằng một kẻ giết người trốn thoát, trẻ có thể sẽ nghĩ ngay rằng anh ta có thể sẽ làm hại gia đình mình.

Những nỗi sợ của trẻ từ đâu tới?

Rất nhiều nỗi sợ xuất hiện sau một trải nghiệm gây chấn thương đối với trẻ, bị cắn, bị tai nạn, hoặc bị ngạc nhiên, vd trẻ không nhìn thấy con chó đi tới phía mình và trẻ sẽ bị khiếp sợ khi bỗng nhiên thấy con chó xuất hiện trước mặt.

Trẻ cũng có thể học nỗi sợ hãi khi quan sát phản ứng của người thân đối mặt với những sự kiện khác nhau. Vd bố hoặc mẹ sợ nhện có thể khiến cho trẻ học được rằng nhện là loài vật đáng sợ và cần né tránh qua phản ứng của bố mẹ khi nhìn thấy nhện

Cũng theo cách này, trẻ cũng có thể nhạy cảm với lời nói của người lớn mà chúng nghe thấy. Nếu trẻ nghe được rằng mèo là một con vật nguy hiểm vì nó có thể cào bằng móng vuốt, trẻ cũng có thể cảm thấy sợ mèo.

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi ?

Phần lớn những nỗi sợ của trẻ là bình thường. Việc vượt qua nỗi sợ hãi giúp trẻ lớn lên, phát triển bản sắc cá nhân và làm chủ bản thân.

Phần lớn những nỗi sợ trẻ con này sẽ dần biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, có một số nỗi sợ vẫn còn tồn tại. Dù chúng ta không biết chính xác tại sao một số nỗi sợ biến mất, một số thì không nhưng những phản ứng của bố mẹ vẫn rất cần thiết.

Dưới đây là một số cách mà cha mẹ có thể giúp con vượt qua nỗi sợ hãi.

Những việc nên làm

– Chấp nhận nỗi sợ của trẻ như là những biểu hiện bình thường.

– Làm cho trẻ yên tâm và khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình mà không sợ bị chế giễu hay bị phạt.

– Giúp trẻ ở trong tình huống làm quen dần với đối tượng gây sợ hãi.

– Khuyến khích và khen ngợi trẻ với từng tiến bộ của trẻ để vượt qua sự sợ hãi.

– Đối với những trẻ nhỏ tuổi hơn, 3-6 tuổi, chúng ta có thể dựa vào trí tưởng tượng của trẻ.

– Kể cho trẻ những câu chuyện mà trong đó người anh hùng chiến thắng quái vật. Qua câu chuyện, trẻ có thể đồng nhất với người anh hùng và tưởng tượng rằng trẻ cũng có thể chiến thắng quái vật.

– Ở trẻ lớn hơn, 6-12 tuổi, chúng ta có thể can thiệp bằng cách giúp trẻ đánh giá chính xác hơn mức độ nguy hiểm. Chúng ta có thể :

– Chỉ cho trẻ những cuốn sách giải thích các hiện tượng như sấm sét, động đất… để chỉ cho trẻ thấy rằng những hiện tượng thiên nhiên hiếm khi xảy ra.

– Kiểm soát những chương trình tivi mà trẻ xem vì có nhiều chương trình có thể khiến cho trẻ sợ hãi, lo lắng khi xem.

– Kiểm soát những hành vi sợ hãi của chính chúng ta vì bố mẹ chính là hình mẫu quan trọng đối với con trẻ.

Những việc nên tránh

Để trẻ né tránh đối tượng gây lo hãi, việc làm này không thể khiến cho trẻ giải quyết được nguyên nhân nỗi sợ hãi.

Đương đầu mạnh với đối tượng gây sợ hãi. Để vượt qua nỗi sợ hãi cần phải theo mức độ tăng dần, theo từng bước.

Không biết đến nỗi sợ của trẻ, thậm chí trừng phạt hoặc nhạo báng trẻ.

Nghiêm trọng hóa nỗi sợ hoặc bảo vệ trẻ quá mức. Bằng việc tránh mọi tiếp xúc với đối tượng gây sợ hãi, chúng ta có thể khiến trẻ lấn sâu hơn vào nỗi sợ vì trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ luôn luôn bảo vệ trẻ khỏi đối tượng gây sợ hãi này và trẻ có lí do để né tránh nó.

Những cuộc cãi vã giữa cha mẹ cũng là nguồn gốc gây ra nhiều lo hãi ở trẻ, thường gặp trường hợp trẻ tự cho rằng mình là nguyên nhân của vấn đề này.

 

Ví dụ về nỗi sợ và giải pháp

Nỗi sợ Giải pháp
Sợ con vật – Tránh việc bảo vệ trẻ quá mức và hỏi trẻ về việc né tránh này.

– Tránh đối diện trực tiếp một cách đột ngột với con vật gây sợ hãi.

– Giải quyết vấn đề theo mức độ tăng dần, theo từng bước:

– VD trò chuyện với trẻ về con vật đó bằng cách chỉ cho trẻ con vật đó trong sách, sau đó là trong một cái chuồng hoặc sau cánh cửa kính.

– Nếu trẻ từ chối đến nhà một người bạn có một con chó; đảm bảo với trẻ rằng người bạn đó sẽ xích con chó lại sau nhà và khi trở về, bạn có thể cùng đi với trẻ dần dần ra sau nhà.

– Kỹ thuật này được gọi là tập làm quen.

Ngọc Bích dịch

Nguồn: www.reponses.iquebec.com