Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt

Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) Vanderbilt hay còn gọi là (VADRS) là một công cụ đánh giá tâm lý đối với triệu chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Bộ công cụ này do Tiến sĩ Mark Wolraich và các cộng sự tại Trung tâm Khoa học Y tế Oklahoma xây dựng, ra đời lần đầu năm 2002, phiên bản 2 (2011), phiên bản  3 (2019).

Thang đo được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ em, xác định các triệu chứng mục tiêu theo nhóm, lên kế hoạch và theo dõi quá trình can thiệp. Thang đo được thiết kế dành cho người chăm sóc và giáo viên nhằm thu thập thông tin về mức độ các triệu chứng cốt lõi của ADHD (Giảm chú ý – Tăng động – Xung động), các chức năng suy giảm và sàng lọc một số rối loạn đi kèm như rối loạn hành vi chống đối, rối loạn ứng xử, rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu.

Thang đo dành cho phụ huynh gồm 55 câu trong đó 47 câu hỏi để đánh giá hành vi, triệu chứng và 8 câu hỏi để đánh giá về kết quả học tập và tương tác xã hội của trẻ. Thang đo dành cho giáo viên gồm 43 câu trong đó có 35 câu hỏi để đánh giá hành vi, triệu chứng và 8 câu hỏi để đánh giá về kỹ năng học tập và hành vi xã hội trong lớp của trẻ.

Người đánh giá đưa ra lựa chọn theo các mức độ về hành vi của trẻ biểu hiện trong vòng 6 tháng qua:

0

1 2

3

Không bao giờ Đôi khi Thường xuyên Rất thường xuyên

Sau khi cha mẹ/giáo viên trả lời hết các câu hỏi, nhà chuyên môn sẽ đưa ra kết quả điểm sàng lọc của trẻ. Kết quả này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ và nhà chuyên môn để đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu kết quả trẻ có nguy cơ, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên môn về tâm lý và tâm thần trẻ em để trẻ được đánh giá thêm và có kết luận chính xác.

Phụ huynh sẽ được hướng dẫn làm Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt và được các bác sĩ và nhà tâm lý phân tích sâu hơn về tình trạng tăng động giảm chú ý của trẻ tại Trung tâm PPRAC và Phòng khám Ngọc Minh.

Lê Hiền