Tìm hiểu về trầm cảm khi mang thai

  1. Trầm cảm khi mang thai là gì

Trầm cảm mang thai là những dấu hiệu của trầm cảm như buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng xảy đến trong giai đoạn thai kỳ, kéo dài trên 2 tuần và có ảnh hưởng rõ ràng đến cuộc sống của người phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai khoảng 20%.

  1. Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ và bé

– Trầm cảm khi mang thai khiến sức khỏe người mẹ giảm sút

– Thiếu khả năng chăm sóc bản thân và chăm sóc em bé

–  Nguy cơ em bé bị sinh non, sảy thai, thai nhi phát triển kém, còi cọc, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ… Trường hợp nặng, bé có thể bị chậm phát triển sau khi sinh.

  1. Nhận biết trầm cảm khi mang thai
  • Chán nản, bi quan. Mặc dù vẫn được gia đình quan tâm chăm sóc xong
    hầu như họ không thể vui vẻ được, nét mặt lúc nào cũng buồn rầu, ủ rũ,
  • Dễ bị mệt mỏi và không quan tâm thích thú với bất kỳ cái gì
  • Không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, thiếu quan tâm đến người khác kể cả con cái.
  • Một số lại lo lắng quan tâm đến con một cách thái quá như lo lắng về sức khỏe của con, lo lắng không biết cách chăm sóc con.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn ít ngon miệng
  • Luôn trách mình và tự đổ lỗi cho mình.
  • Cảm thấy công việc ngập đầu.
  • Nhiều phụ nữ cảm thấy bế tắc, có ý định tự hủy hoại bản thân.
  • Cảm thấy tương lai của mình mờ mịt, tuyệt vọng không thể thay đổi được và luôn cảm thấy mình bất hạnh.
  • Trí nhớ kém, khó tập trung để làm một việc gì
  • Rất khó khăn khi đưa ra một quyết định ngay cả với những vấn đề đơn giản
  • Các triệu chứng cơ thể khác: đau đầu, run tay, khó thở, tim đập nhanh, đau
    nhức cơ bắp, đau khớp, ớn lạnh, tê liệt, chóng mặt, mờ mắt, khó chịu ở ngực, bụng

  1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai
  • Sự thay đổi về nội tiết tố gây ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến người phụ nữ dễ buồn, lo lắng vô cớ hoặc quá mức.
  • Các vấn đề sức khỏe thể chất khi mang thai (mệt mỏi, ốm, thai nhi có vấn đề, dọa sảy thai…)
  • Thiếu sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình
  • Áp lực công việc, tài chính
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là những trường hợp khó mang thai, phải kiêng cữ nhiều.
  • Căng thẳng trong quan hệ vợ chồng. Những cãi vã thường ngày của vợ chồng cũng trở nên căng thẳng hơn trong thời gian mẹ mang bầu.
  • Các trường hợp mang thai ngoài ý muốn
  1. Những ai dễ mắc trầm cảm khi mang thai

– Khó khăn trong việc mang thai, các biến cố trong thai kỳ

– Sức khỏe kém, có bệnh thể chất

– Nhiều sự kiện gây stress xảy đến trong gia đình hoặc trong công việc

– Đã từng bị trầm cảm khi mang thai và sau sinh

– Ngừng thuốc điều trị trầm cảm do mang thai

  1. Cách vượt qua trầm cảm khi mang thai

– Phụ nữ mang thai cần được gia đình quan tâm chăm sóc nhiều hơn

– Cần được tạo điều kiện trong công việc để giảm thiểu căng thẳng

– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc bản thân

– Rèn luyện suy nghĩ tích cực

– Tập các bài tập thể dục phù hợp để nâng cao sức khỏe thể chất

– Chia sẻ, tâm sự với chồng, bạn bè, người thân và với những người có kinh nghiệm khác về những điều đang khiến thai phụ cảm thấy buồn chán, lo lắng, căng thẳng.

– Tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp của nhà tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

  1. Phòng ngừa trầm cảm khi mang thai

– Tham gia nhóm/câu lạc bộ phụ nữ mang thai và các lớp học tiền sản để học cách chăm sóc bản thân và em bé tốt hơn trong giai đoạn mang thai và sinh con.

– Tìm hiểu về trầm cảm khi mang thai để nhận biết sớm và được hỗ trợ kịp thời

– Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

– Có mạng lưới hỗ trợ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp khi có khó khăn.

– Cần có chia sẻ, quan tâm chăm sóc nhiều hơn của người thân, đặc biệt là người chồng.

Lã Linh Nga